Nhằm thực hiện mục tiêu cải tạo vườn tạp, phát triển các mô hình phát triển kinh tế như trồng cây ăn quả, chăn nuôi, trồng trọt nâng cao thu nhập cho người nông dân; việc lựa chọn, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, “kiến tạo” sinh kế để người dân an cư, vươn lên làm giàu trên vùng đất mới luôn là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong đó, ngoài phát triển đánh bắt, nuôi thủy sản trên vùng lòng hồ, chăn nuôi đại gia súc… việc quy hoạch, xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả là một trong những định hướng nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân
Từ giữa năm 2018, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp xổ số trực tuyến minh ngọc
đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp trồng mít Thái Lan, bưởi da xanh thuộc nguồn khuyến nông khuyến lâm tại xã Mường Mít. Tham gia mô hình có 50 hộ dân của bản: Vè, Hát Nam, bản Ít với quy mô 5ha (2ha bưởi, 3ha mít). Bà con được hỗ trợ giống, phân bón, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đến nay, 1.040 cây bưởi, 1.260 cây mít Thái Lan sinh trưởng và phát triển tốt; cây Mít thái đã cho lứa quả đầu tiên, bưởi da xanh đã cho thu hoạch được 02 vụ quả cho chất lượng quả to, mọng nước, chua ngọt vừa ăn, đa số là người mua đến tận vườn lựa chọn và thu mua; Mô hình mở ra hướng sản xuất mới phù hợp với điều kiện của địa phương, khai thác tiềm năng đất đai, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp giúp bà con có thêm thu nhập; kể từ khi trồng đến nay, 1ha mít (400 cây) cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng/năm; 1ha bưởi (500 cây) thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Anh Vàng Văn Hưng – bản Lào tâm sự: “Gia đình tôi tham gia trồng 1ha cây mít Thái Lan tại vườn. Tôi chủ động theo dõi, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để cây sinh trưởng, rút ngắn giai đoạn kiến thiết cơ bản để nhanh bước vào giai đoạn kinh doanh. Hy vọng sớm có nguồn thu để tái đầu tư mở rộng diện tích”.
Ông Nguyễn Mạnh Huân – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mít cho biết: “cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành dành cho đồng bào vùng tái định cư nói chung và nhân dân xã Mường Mít nói riêng, việc lựa chọn, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, “kiến tạo” sinh kế để người dân an cư, vươn lên làm giàu trên vùng đất của quê hương luôn là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong đó, ngoài phát triển đánh bắt, nuôi thủy sản trên vùng lòng hồ, chăn nuôi đại gia súc… việc quy hoạch, xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả là một trong những định hướng nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Việc phát triển cây ăn quả ở xã Mường Mít đã mở ra triển vọng tích cực trong phát triển kinh tế. Để duy trì và mở rộng diện tích, ngoài sự hỗ trợ của địa phương và các cấp, ngành trong sản xuất, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, người dân cần chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; liên kết thành lập các hợp tác xã trồng cây ăn quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy trình VietGap để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.