Trang Thông tin điện tử xổ số trực tuyến minh ngọc
//cinecel.com/uploads/logo_img.png
Thứ ba - 31/08/2021 03:08
Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò, là một bệnh truyền nhiễm chỉ gây bệnh trên trâu, bò, không gây bệnh cho người và động vật khác. Bệnh xâm nhập vào nước ta từ đầu tháng 10/2020 đến ngày 10/5/2021 dịch bệnh đã lây lan cho 1.622 xã, thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh 44.700 con, 5.100 con chết và tiêu hủy. Bệnh xuất hiện tại tỉnh Lai Châu từ ngày 27/4/2021 đến ngày 15/8/2021 dịch bệnh đã lây lan cho 51 hộ/19 bản/14 xã, thị trấn/04 huyện, làm cho 114 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó tiêu hủy 06 con bò trọng lượng 942 kg. Tại xổ số trực tuyến minh ngọc
bệnh Viêm da nổi cục trâu bò xuất hiện trên địa bàn 02 xã (Tà Hừa, Mường Cang) từ ngày 04/5/2021 đến ngày 13/5/2021 đã làm cho 03 con bò của 2 hộ dân bị mắc bệnh.
Để nhận biết bệnh Viêm da nổi cục trâu bò và cách phòng chống, người chăn nuôi cần chú ý các đặc điểm sau: 1. Đặc điểm của bệnh:Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC), còn được gọi là bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây bệnh trên trâu, bò (cùng chi với vi rút Đậu dê, cừu). Vi rút VDNC rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. 2. Đường truyền lây: Chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn; sữa, tinh dịch. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh. 3. Trâu bò mắc bệnh có những dấu hiệu như: Sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, giảm tiết sữa ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng các hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); một số trường hợp sưng các khớp chân; cơ thể xuất hiện các nốt sần có đường kính từ 1 - 5 cm ở (da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục…) trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt, các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn; bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời; bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng. Một số hình ảnh về dấu hiệu bệnh Viêm da nổi cục 4. Phòng bệnh:Bệnh Viêm da nổi cục hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu, bò là biện pháp chủ động, hữu hiệu nhất để phòng bệnh.Tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh VDNC trong phạm vi bán kính 100 km bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 90% số gia súc thuộc diện tiêm phòng. Đối với các địa phương không có dịch bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm phòng. - Một số biện pháp phòng bệnh khác, bao gồm: Nhập, tiếp nhận gia súc rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch; không thả rông trâu bò theo đàn ăn chung; định kỳ tẩy giun sán, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho đàn trâu bò như: vắc xin Tụ huyết trùng LMLM,…; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống), phương tiện vận chuyển; có biện pháp để tiêu diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh như: ruỗi, muỗi, ve, mòng và các loại côn trùng hút máu khác tại khu vực chuồng nuôi các loại hóa chất diệt ruồi, muỗi, ve, mòng như Hantox 200, Formaldes, Deltamethrin,… - Hỗ trợ, điều trị kế phát: + Sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực như Glucose, Lactate, Vitamin A,D,E; B-Complex; Vitamin C, ... để tiêm, cho uống hàng ngày. + Khi con vật có biểu hiện sốt cao, sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Anagin, Paracetamol,... + Thuốc giảm đau, kháng viêm Dexamethasone, Flunixin,... + Rửa sạch các vết loét bằng nước muối sinh lý, thuốc tím, Cồn Iodine,...dụng các loại kháng sinh mỡ như Rivanol, Oxytetraxicline, Pen step bôi vào vết loét. 5. Chăm sóc nuôi dưỡng:Cách ly gia súc ốm tại chuồng, giữ chuồng, nền chuồng khô ráo, thoáng mát, lót rơm rạ khô sạch cho gia súc nằm, bổ sung đầy đủ thức ăn xanh non, mềm, dễ tiêu, không nên bổ sung quá nhiều tinh bột ảnh hưởng đến nhu động của dạ cỏ. Đối với bê nghé non cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (nếu bê nghé không tự ăn được phải bơm thức ăn như sữa, cháo gạo loãng qua đường miệng)./.
Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phân bổ, bổ sung và điều chỉnh dự toán ngân sách huyện, xã để thực hiện các chính sách, nhiệm v