Theo chia sẻ của già làng Lò Văn So, dân tộc Thái đen ở xã Mường Mít, Hạn Khuống theo nghĩa đen tiếng Thái là “sàn sân” tức là một cái sàn dựng ở ngoài sân. Sàn có hình vuông hoặc hình chữ nhật cao từ 1 - 1,5 mét, mặt sàn có diện tích từ 16 - 24 mét vuông, được lát bằng dát tre hoặc phên nứa, xung quanh thưng bằng chấn song đan hình mắt cáo. Ở giữa sàn đặt một bếp lửa, bên cạnh có cây nêu bằng tre to, dài để cả phần ngọn còn nguyên lá và trang trí các con giống đủ màu sắc gọi là “Lắc xáy chính”. Ở bốn góc bố trí 4 cây nhỏ là “Lắc xáy” và có cầu thang lên xuống, được gọi là “San bó Han Khuông” (Sàn hoa Hạn Khuống).
Để chuẩn bị cho lễ hội Hạn Khuống, đồng bào dân tộc Thái đen chọn một bãi đất trống ở bản, sau đó chặt cây che về để dựng thành sàn. Trên sàn được chuẩn bị các dụng cụ như: guồng quay sợi, bếp củi, vải, lạt buộc, khèn bè, pí pặp, sáo trúc, đàn tính… Sau khi Hạn Khuống được dựng xong; thầy mo, già làng hoặc trưởng bản được các thanh niên mời lên làm thủ tục cho một Hạn Khuống. Trước tiên là thầy mo thực hiện nghi thức cúng Hạn Khuống để các Thần đất, thổ công, thần bản, thần mường phù hộ cho Hạn Khuống tốt lành. Lời thầy mo được dịch:
Hạn khuống này dựng nơi đất mớiDựng nơi đất lànhXin thần đất, thổ côngXin thần bản, thần mườngCác thần cung phải phù hộ cho Hạn Khuống tốt lànhThanh niên, trai gái bản thành duyênHạn Khuống gió không layLắc sak mưa không hỏngGầm Hạn Khuống mối không sôngCầy bay không đến kêu góc sânCáo già không đứng chặn cầu thangHồ giữ không gầm gừ nhòm ngó. (Thầy mo làm lễ cúng Hạn Khuống)
Sau khi nghi lễ được thực hiện xong, già làng hoặc trưởng bản sẽ dặn dò các thanh niên đến chơi Hạn Khuống không được nói tục, chửi bậy; vui chơi phải có giờ giấc, đừng để sảy ra những chuyện lộn xộn; trai đã có vợ không được chơi khuya, vợ chồng mất hòa thuận, bản làng không yên vui. Sau khi dặn xong, các thanh niên cảm ơn các già làng, trưởng bản, xin hứa sẽ làm tốt những điều đó và giữ gìn Hạn Khuống để tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại.
Ông Tòng Văn Khiên, dân tộc Thái đen ở bản Khì, xã Tà Hừa chia sẻ: “Hạn Khuống nơi để nam nữ thanh niên đến khắp (hát) đối đáp. Trên sàn Hạn Khuống, bên cạnh bếp lửa, con gái quay sợi, cán bông, dệt vải, thêu thùa. Con trai dùng lạt để đan hom, đan giỏ, hoặc đan con vật để tặng bạn gái (người mà con trai có ý tỏ tình trong đêm). Hạn Khuống có thể diễn ra trong nhiều ngày và khi hoàng hôn buông xuống, sinh hoạt trên sàn Hạn Khuống trở nên thắm nồng bởi lời khắp giao duyên ngân vang cả bản làng của các đôi trai gái”.
Đến Hạn Khuống, con trai muốn lên sàn chơi phải hát xin thang; hai bên nam nữ đối đáp khi nào Sao tổn Khuống (là những thiếu nữ xinh đẹp, có đức, có tài) cho lên và đặt thang thì mới được lên. Lời các bài hát đối thường lấy trong truyện thơ Thái. Nếu cảm phục tài ứng tác của các chàng trai, các cô gái thả thang xuống mời các chàng trai lên sàn.
Sau khi lên, bên gái tiếp tục thử tài năng của các chàng trai là không cho ghế ngồi và bên trai lại khắp xin ghế ngồi. Cứ thế, xin được ghế ngồi rồi lại khắp đối xin ống điếu thuốc lào, xin nước uống. Khi các chàng trai đã vượt qua thử thách và được các cô gái đồng ý thì mỗi chàng trai đều tìm đến cô gái mình thích để tỏ tình bằng những lời khắp đối ân tình, sâu lắng. Trong Hạn Khuống, các cô gái thể hiện sự kéo tay bằng việc thêu dệt, xe sợi, cán bông; các chàng trai thi đan giỏ, đan hom, thổi sáo, đánh đàn tính. Kết thúc Hạn Khuống, các đôi nam nữ trao nhau những lời hát chia tay về nghỉ và dặn dò mùa sau gặp lại, hứa hẹn những ngày Hạn Khuống ý nghĩa hơn. Những đôi trai gái nào phải lòng nhau thì hẹn hò, tìm hiểu để đi đến hôn nhân, hạnh phúc.
(Các chàng trai thể hiện hát đối đáp với các cô gái)
Ông Trần Quang Chiến – Phó Chủ tịch UBND xổ số trực tuyến minh ngọc
cho biết: “Để bảo tồn nét đẹp văn hóa trong Hạn Khuống, năm 2021, huyện tổ chức phục dựng lễ hội trong dịp đầu xuân năm mới. Ðồng thời, hỗ trợ dàn dựng các điệu múa truyền thống dân tộc Thái; bảo tồn và phát huy một số loại hình dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc. Mời các nghệ nhân truyền dạy những bài hát cho tất cả các xã, thị trấn và duy trì lễ hội Hạn Khuống thường niên trong những hoạt động văn hóa du lịch, lễ, tết hàng năm”.
Có thể thấy, lễ hội Hạn Khuống là nét văn hóa mang đậm giá trị tinh thần trong đời sống thường nhật, biểu trưng tình cảm của người Thái nói riêng và các dân tộc ở Lai Châu nói chung. Sinh hoạt văn hóa trên sàn Hạn Khuống làm con người thêm yêu đời, nhìn cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập tình nghĩa và lòng nhân ái. Qua đó, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các nét văn hoá đặc sắc của người Thái cũng như tính đa dạng trong bức tranh văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam.